Sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, vậy phương pháp sơn này có tác dụng gì? Có những loại nào và có cách điện không? Haitech sẽ giúp quý vị tìm hiểu sâu hơn về sơn và nhất là ứng dụng trong lĩnh vực kệ chứa hàng nhé!
Sơn tĩnh điện là gì?
Là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm bảo vệ cũng như tạo tính thẩm mỹ cho bề sặt kim loại có tính dẫn điện như: sắt, thép…
Sơn tĩnh điện trong Tiếng Anh là: Electrostatic powder coating.
Phương pháp sơn này được ứng dụng đối với các bề mặt kim loại. Bởi chỉ kim loại mới có thể xuất hiện hiện tượng điện tích. Và đó là phương pháp được phát minh bởi kỹ sư có tên Dr. Erwin Gemmer người Đức. Nguyên tắc được áp dụng đó là khi các hạt bột sơn được phun ra đi qua trường điện tích sẽ bị hút vào bề mặt kim loại, hiện tượng này là các diện tích dương (bột sơn + ) gặp điện tích âm (bề mặt kim loại - ) khi đó chúng sẽ gắn chặt trên bề mặt.
Phương pháp sơn này từ khi được phát hiện là đầu thập niên 1950, cho tới nay nó đã trở nên phổ biến và rộng rãi trên toàn Thế Giới.
→ Tham khảo: Pallet là gì? Các loại pallet phổ biến hiện nay
Các loại sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn này ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng, với nhiều cải tiến từ các nhà sản xuất và chế tạo công nghệ này ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Chính vì phục vụ với nhiều mục đích khác nhau nên sơn tĩnh điện đã trở nên đa dạng, cụ thể chúng ta sẽ có phân loại cơ bản như sau:
1. Sơn tĩnh điện Epoxy
Là loại phổ biến nhất với chất lượng bám dính cao, chống ăn mòn tốt, chịu được nhiều yếu tố khắc nghiệt của môi trường. Với ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong công nghiệp đối với các lĩnh vực: điện tử, ô tô, đồ gia dụng…
2. Sơn Polyester tĩnh điện
Là dạng sơn bột với ưu điểm nổi trội là khả năng đóng rắn trong môi trường có nhiệt độ thấp. Ngoài ra, chúng có màu sắc đa dạng có thể đáp ứng màu theo yêu cầu. Với dạng này thường được ứng dụng đối với đồ nội/ngoại thất, đèn trang trí…
3. Sơn Polyurethane tĩnh điện
Sơn tĩnh điện hệ PolyUrethane là dòng sản phẩm sơn bột hệ nhựa kết hợp với chất rắn gốc Isocyanate giúp màng sơn có độ bóng cao, chịu được nhiệt độ đặc biệt là khả năng hạn chế tia UV cực tốt. Là loại sơn được ứng dụng trong đồ nội thất, sản phẩm điện tử…
4. Sơn Epoxy – Polyester Hybrid
Là sự kết hợp giữa 2 loại sơn vì thế chúng cho nhiều ưu điểm, vừa có khả năng chống va đập, chống ăn mòn lại vừa đảm bảo lớp màng mịn mỏng đẹp.
5. Sơn Acrylic tĩnh điện
Thế mạnh của loại sơn này là khả năng trong suốt, bám dính tốt trên các bề mặt nhẵn. Tùy vào tỷ lệ pha loãng chúng có thể giống màu nước, bột màu…
Vì thế mà loại sơn tĩnh điện này được ứng dụng với các sản phẩm trưng bày, trong trang trí nội thất…
Ưu và nhược điểm của sơn tĩnh điện
Tùy thuộc vào loại sơn và ứng dụng cụ thể chúng cho những ưu và nhược điểm riêng biệt. Dưới đây sẽ là vài điểm cơ bản trong ưu và nhược điểm của hệ sơn này nhé:
Ưu điểm
- Bám dính tốt: Khả năng bám dính tốt lên các bề mặt kim loại, tạo ra lớp màng bao phủ chắc chắn và bền bỉ.
- Bảo vệ bề mặt: Bề mặt kim loại được sơn sẽ giúp chống bị ăn mòn bởi các tác động thời tiết, giúp sản phẩm kéo dài tính thẩm mỹ cũng như là tuổi thọ.
- Màu sắc đa dạng: Với từng nhu cầu sử dụng khác nhau, việc đa dạng màu sơn giúp đáp ứng các nhu cầu trang trí dễ dàng.
- Hiệu quả tiết kiệm: quá trình nung nóng sơn hiệu quả năng lượng, giảm lượng chất thải so với các phương pháp sơn truyền thống.
- Không chứa hóa chất độc hại: Nhiều loại sơn không chứa các hóa chất độc hại như dung môi hữu cơ.
Nhược điểm
- Chi phí ban đầu cao: thiết bị phun sơn tĩnh điện và hệ thống nung nóng có chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
- Khả năng chịu nhiệt hạn chế: Một số loại sơn có khả năng chịu nhiệt kém so với một số ứng dụng đặc biệt trong các môi trường nhiệt độ cao.
- Kỹ thuật chuyên sâu: Sử dụng sơn cần yêu cầu về kỹ thuật để có bề mặt lớp sơn được đẹp và đồng đều.
- Khả năng trượt dẫn điện: Một số loại sơn có khả năng trượt dẫn điện, tạo ra các vấn đề đối với môi trường đặc biệt yêu cầu cách điện hoàn toàn.
- Khả năng gãy rạn sơn: Đối với các môi trường có thể là hoạt động ngoài trời chịu nhiều biến động thời tiết có thể xuất hiện gãy rạn trên lớp sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện đối với kệ chứa hàng
Sơn tĩnh điện được ứng dụng đa dạng, và kệ chứa hàng công nghiệp là một trong những lĩnh vực không thể thiếu sơn tĩnh điện hiện nay. Haitech rack sẽ chỉ ra vài điểm tiện ích của sơn này đối với kệ chứa hàng nhé
1. Chống ăn mòn
Điểm đầu tiên là khả năng chống ăn mòn kim loại, kéo dài tuổi thọ kệ chứa hàng, đặc biệt là khi sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời.
2. Trang trí và thương hiệu
Sự đa dạng về màu của sơn giúp hệ thống kệ chứa hàng trở nên đẹp hơn và thể hiện đồng nhất với màu sắc thương hiệu.
3. Chống cháy nổ
Hiệu quả với khả năng chống tĩnh điện, hệ thống kệ chứa hàng được sơn tĩnh điện giúp giảm khả năng tích điện và giảm nguy cơ cháy nổ hiệu quả.
4. Chống va đập và chịu lực
Tăng khả năng chịu lực và chống va đập trong quá trình sử dụng hàng ngày
5. Bảo dưỡng dễ dàng
Với bề mặt kim loại được sơn tĩnh điện không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ mà còn tạo độ bóng, bền bỉ giúp lau kệ dễ dàng.
Với nhiều ưu điểm sơn tĩnh điện được ứng dụng đa dạng trong các kho hàng. Đặc biệt là được ứng dụng trong sơn kệ chứa hàng áp dụng với môi trường công nghiệp thực phẩm, y tế…
→ Tham khảo: Kệ siêu thị điện máy chất lượng Haitech
Nhận xét
Đăng nhận xét